Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
518 người đã bình chọn
2526 người đang online

Như Xuân: Hiệu quả từ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Đăng ngày 29 - 12 - 2021
100%

Do thực hiện tốt quá trình tái cơ cấu, ngành nông nghiệp huyện Như Xuân đã đạt được kết quả khá toàn diện, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hệ thống nhà màng, nhà lưới được áp dụng tại nhiều mô hình trồng cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các hộ dân.

Theo đó, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có hiệu quả cao hơn, gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Đến hết năm 2020, toàn huyện chuyển đổi được trên 1.000 ha đất trồng mía, sắn có độ dốc cao sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, rau màu, cây thức ăn… Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung các vùng cây ăn quả như cam (Xuân Hòa), dưa hấu (Bãi Trành, Xuân Hòa, Xuân Bình), ổi lê Đài Loan (Bãi Trành), bưởi da xanh, bưởi Diễn (Xuân Hòa, Bãi Trành, Xuân Bình)…

Để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, huyện Như Xuân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất.

Ngành chăn nuôi có nhiều chuyển biến cả về cơ cấu, chất lượng, đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, người dân có xu hướng chuyển đổi hình thức chăn thả gia súc, gia cầm tự do trong rừng, đồi sang chăn nuôi tập trung tại các trang trại, gia trại có quy mô. Đồng thời, tập trung phát triển các giống vật nuôi đặc sản như dê, lợn rừng lai, lợn cỏ, gà ri… theo chăn nuôi tập trung, mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống, đồng thời ứng dụng đệm lót sinh học, khí sinh học, chế phẩm Balasa để xử lý ô nhiễm môi trường và sản xuất khí gas. Ứng dụng công nghệ phân hủy sinh học để bảo vệ môi trường…

Cây xoài được trồng phổ biến tại huyện Như Xuân.

Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu giống vật nuôi và quy mô tổng đàn phù hợp nhu cầu thị trường, phương thức chăn nuôi trên địa bàn huyện cơ bản thay đổi, hướng tới liên kết chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng liên kết với doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, sản phẩm sản xuất chủ yếu do tư thương thu gom, giết mổ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, huyện chú trọng công tác phát triển chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, hình thành các chuỗi liên kết từ người trồng rừng với các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 3 nhà máy chế biến lâm sản, 25 xưởng chế biến gỗ, đồ gia dụng. Gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện được khai thác chủ yếu cung cấp cho các nhà máy trong huyện làm gỗ băm dăm, nguyên liệu giấy…

Nhờ tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây trồng, vật nuôi, đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, kết cấu hạ tầng - kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, diện mạo nông thôn được khởi sắc.

Nguồn: vhds.baothanhhoa.vn

<

Tin mới nhất

Thanh Phong đẩy mạnh công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động.(28/03/2024 2:13 CH)

Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?(28/03/2024 9:48 SA)

Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất, lan tỏa thông điệp "Tiết kiệm điện - Thành thói quen"(24/03/2024 2:41 CH)

Tối nay diễn ra sự kiện Giờ Trái đất 2024, kêu gọi người dân tắt đèn trong 1 tiếng(23/03/2024 3:40 CH)

Gương thanh niên Nguyễn Đình Sơn xã Tân Bình vượt khó vươn lên phát triển kinh tế từ mô hình tổng...(22/03/2024 2:12 CH)

Tấm gương phụ nữ vượt khó thoát nghèo(08/03/2024 8:00 SA)

    °