Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật tại xã Xuân Bình
Nhờ tận dụng được lợi thế tự nhiên về rừng, đất trồng cây ăn quả, trong những năm qua, nghề nuôi ong lấy mật ở xã Xuân Bình đã phát triển mạnh, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Mô hình nghề nuôi ong lấy mật tại xã Xuân Bình
Xuân Bình là xã có hệ sinh thái phong phú, khí hậu thuận lợi, diện tích đất rừng, diện tích cây ăn quả chiếm tỉ lệ khá cao, đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để các hộ dân ở trong xã tận dụng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Bằng cách nuôi tự nhiên. Thực hiện chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP, xã Xuân Bình đã thành lập HTX Dịch vụ Nông nghiệp Quảng Dạ nuôi Ong lấy mật với 25 thành viên, quy mô 750 Thùng Ong và đã trở thành một trong những hướng đi để phát triển kinh tế của địa phương.
Gia đình ông Võ Minh Tâm - Thôn 12 xã Xuân Bình, là một trong những hộ tiêu biểu đã phát triển thành công mô hình nuôi ong lấy mật, cho thu nhập ổn định, qua tìm hiểu được biết, Ban đầu gia đình ông nuôi 5 đàn ong, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong, ông Tâm mua thêm và nhân rộng đàn ong, đến nay gia đình ông có 100 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập ước đạt 500 đến 700 kg mật, giá bán ra thị trường 250 nghìn/ 1kg. thu nhập mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Khi bắt tay vào phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, ông đã tích cực tìm tòi, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những người đi trước để áp dụng vào quá trình sản xuất. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến quá trình sinh trưởng của đàn ong; kỹ thuật tách đàn... Áp dụng hiệu quả cách thu hoạch mật bằng thùng ép ly tâm để tăng sản lượng mật, đảm bảo chất lượng của mật ong…".
Gia đình ông Đặng Văn Việt cũng ở Thôn 12 xã Xuân Bình là thành viên của HTX, nuôi 20 đàn ong lấy mật, mỗi năm thu hoạch từ 60 đến 80kg mật ong cũng cho thu nhập đáng kể. ngoài ra còn rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã tham gia nuôi ong lấy mật đã cải thiện được cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.
Hình ảnh quá trình quay mật ong tại xã Xuân Bình
Trước hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật, trên địa bàn xã đã có rất nhiều hộ gia đình tham gia mô hình nuôi ong, tập trung chủ yếu tại thôn 12, nơi có những điều kiện thuận lợi về khi hậu, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng so với các mô hình phát triển kinh tế khác, nghề nuôi ong lấy mật không đòi hỏi nhiều nhân công, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro và giá thành ổn định. Điều đặc biệt là các hộ nuôi ong ở đây đều nuôi tự nhiên mà không phải cho ăn bất cứ loại thức ăn nào.
Nhằm hỗ trợ cho các hộ có nhu cầu mở rộng phát triển nghề nuôi ong lấy mật, xã đã tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện theo quy định. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, khuyến khích các hộ nuôi ong thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển hiệu quả mô hình.
Mặc dù sản phẩm Mật Ong của HTX đã tiếp cận được với người tiêu dùng, nhưng vấn đề đặt ra đối với các hộ nuôi ong trên địa bàn là quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu được cung cấp cho người dân trong và ngoài tỉnh, nhưng chưa tiếp cận được các doanh nghiệp, công ty liên kết tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, chưa áp dụng đồng bộ KHKT vào quá trình sản xuất để nâng cao tối đa sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Trong thời gian tới, xã Xuân Bình đang tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân mở rộng quy mô, tăng đàn ong. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ vốn, tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Tạo mối liên kết với thị trường tiêu thụ để có đầu ra ổn định, giá thành cao. Qua đó từng bước phát huy hiệu quả nghề nuôi ong lấy mật, tạo thêm nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân".
Trung tâm VH – TT – TT và Du Lịch