Anh Cao Văn tiến người tiên phong trồng cây cát sâm

Theo chân cán bộ xã Xuân hòa chúng tôi đến thăm vườn Cây Cát sâm của gia đình anh Cao Văn Tiến ở thôn 8 Xã Xuân hòa. Đây là một gia đình đã mạnh dạn du nhập loại cây dược liệu Quý để trồng trên đồng đất của gia đình mình.

       Được biết năm 2017 gia đình anh  đã bỏ ra số tiền 300 triệu đồng để đầu tư mua cây giống và thuê nhân cồng trồng 2 ha cây Cát sâm. Bước đầu mọi người đều ngỡ ngàng và lo ngại cho gia đình anh bởi đây là một loại cây mà trên địa bàn huyện cũng như nhân dân xã Xuân Hòa chưa từng có ai trồng và không biết hiệu quả ra sao. Thế nhưng qua nghiên cứu trên sách báo và mạng xã hội được biết Cây sâm cát là một loại dược liệu quý có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, cho nên gia đình anh đã quyết tâm đầu tư trồng thử nghiệm 2ha đất đồi của gia đình. Qua tâm sự với anh được biết cây Cát Sâm có nguồn gốc xuất sứ từ rừng tự nhiện nên rất phù hợp với đôngf đất của gia đình và khi hậu nơi đây. Do đó cây Cát sâm phát triển tốt. Sau hơn 2 năm trồng cây Cát Sâm gia đình anh Cao Văn Tiến đã có thu nhập từ  loại cây này, với việc lấy quả của cây Cát sâm để bán ra thị trường. Cuối năm 2019 gia đình anh đã thu hoạch được trên 100kg hạt từ quả cây Cát Sâm bán ra thị trường với giá 1 triệu đồng/1kg thu nhập về hơn 100 triệu. Hiện nay vườn Cây Cát Sâm của gia đình anh đang phát triển rất tốt hứa hẹn sẽ cho thu nhập rất cao. Theo như tính toán của gia đình anh thì cây Cát sâm thu hoạch củ, kể cả thân cây và lá đếu được các thương nlái thu mua. Năng xuất 1ha  ước đạt từ 15 đến 20 tấn củ. Trung bình mỗi 1kg củ Cát Sâm sẽ được bán với giá tù 80 đến 100 ngìn đồng, và chỉ sau 4 đến 5 năm cây Cát sâm sẽ cho thu hoạch, ước tính 2ha của gia đình anh sẽ cho thu nhập khoảng 30 đến 40 tấn của Cát sâm, thu nhập khoảng 2,2 đến 2,5 tỷ đồng.

        Được biết hiện nay thị trường tiêu thụ  loại dược liệu quý này  rất rộng mở. Các công ty dược, nhà sản xuất các loại thuốc chữa bệnh trong nước có nhu cầu cao song do chưa làm chủ được quy trình sản xuất, chưa có quy hoạch phát triển rõ ràng nên gia đình anh  không mạnh dạn đầu tu trồng tiếp mà chỉ  với diện tích hiện có của gia đình để sang năm 2021 thu hoạch loại cây trồng này.

Với lợi thế về đất lâm nghiệp, thậm chí  loại dược liệu này có thể trồng dưới tán rừng. Chính vì vậy, việc quan tâm quy hoạch và phát triển thành vùng cây dược liệu quý hiếm là cần thiết. 

       Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, mở rộng diện tích cây dược liệu trong cơ cấu nông nghiệp thời gian tới, các cơ quan, ban ngành cần phối hợp hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp (DN), các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân.

                                                                                                        Trung tâm VH – TT – TT và Du Lich