Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
524 người đã bình chọn
466 người đang online

Huyện Như Xuân: Cao su được giá, người trồng phấn khởi

Đăng ngày 16 - 11 - 2020
100%

Hơn 1 năm nay, giá mủ cao su không ngừng tăng cao, nông dân huyện miền núi Như Xuân phấn khởi, tăng cường đầu tư, khai thác mủ. Trong bối cảnh giá mía, sắn bấp bênh thì việc giá mủ cao su tăng giúp nhiều người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

        Theo các hộ trồng cao su ở xã Cát Vân, hiện đang vào mùa khai thác mủ. Đầu vụ, mủ cao su đạt sản lượng, giá ổn định với mức 14,3 nghìn đồng/kg mủ cán và 23,7 nghìn đồng/kg mủ quy khô. Hiện nay giá mủ tăng lên mức 18,8 nghìn đồng/kg mủ cán và 30,4 nghìn đồng/kg mũ quy khô. Với mức giá này, người trồng cao su đã có lãi đáng kể.

         Gia đình chị Ngân Thị Thơ ở thôn Vân Thượng xã Cát Vân trồng gần 3ha cao su từ năm 2012; hiện đã thu hoạch đến năm thứ ba. Thời điểm này, bình quân mỗi tháng gia đình cạo khoảng 20 lát, trừ hết chi phí còn khoảng 7-8 triệu đồng/tháng.

        Còn hộ gia đình bà Lê Thị Thành cũng ở thôn Vân Thượng xã Cát Vân trồng gần 2ha cây cao su được gần 10 năm, nhưng hiện nay chỉ khai thác được khoảng hơn 500 gốc. Năm nay, độ mủ đạt cao, giá cao su cũng cải thiện đáng kể. Với giá bình quân hiện nay tại vườn khi thương lái đến mua là 11.000 đồng/1kg mủ tươi, mỗi tháng gia đình bà cũng thu về trên 6 triệu đồng.

         Ngoài nguồn thu nhập cho gia đình, các vườn cao su vào mùa thu hoạch còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đặc biệt, với những người cạo mủ cao su quen việc và chịu khó có thể thu nhập từ 300.000- 350.000 đồng/người/ngày.

         Theo người trồng cao su, loại cây trồng này chỉ tốn kinh phí đầu tư trong thời gian đầu. Cây cao su chỉ cần bón phân 1 lần trong năm. Người trồng có thể tận dụng các loại phân chuồng, phân xanh hữu cơ ủ từ lá cây để bổ sung dinh dưỡng cho cây cao su nên không tốn nhiều chi phí đầu tư, chăm sóc, phân thuốc như nhiều cây trồng khác. Mùa khai thác mủ cao su ở Như Xuân thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm.  

         Theo Phòng NN-PTNT huyện Như Xuân, do ảnh hưởng của mưa bão hàng năm, nhiều diện tích cao su trên địa bàn huyện bị gãy đổ, nên diện tích cao su có phần giảm. Thời điểm đó, giá cao su thấp nên người dân không mặn mà chăn sóc và khai thác mũ. Đến cuối năm 2019, giá cao su bắt đầu hồi phục, người dân bắt đầu, đầu tư chăm sóc, vệ sinh vườn cây, thay thế vật tư thu hoạch mủ để đảm bảo cho hoạt động khai thác.

         Hiện trên địa bàn huyện Như Xuân có khoảng 5.193,2ha cao su; trong đó khoảng 3.345ha đang trong độ tuổi khai thác, tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Bình, Bãi Trành, Hóa Quỳ, Bình Lương, Cát Tân, Cát Vân... Bình quân hàng năm, sản lượng khai thác mủ cao su đạt khoảng trên 550 tấn mủ quy khô. Với mức giá dao động từ 23,7  nghìn đồng đến 30,4 nghìn đồng/kg mủ quy khô, người trồng cao su lãi khoảng 30-35 triệu đồng/ha. Nếu mức giá này ổn định thì bà con có nguồn thu nhập cao so với những loại cây trồng khác trong thời điểm hiện nay./.

                                                                                                 Trung tâm VH – TT – TT và Du Lich

<

Tin mới nhất

Tập huấn chăn nuôi trâu bò cái sinh sản ở Cát Tân(22/04/2024 5:43 CH)

Trưởng thôn Lâm Chính gương mẫu, phát triển kinh tế(17/04/2024 4:10 CH)

Như Xuân: 40 hộ nghèo, cận nghèo xã Tân Bình được nhận bò giống sinh sản(13/04/2024 8:28 CH)

Như Xuân: Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa...(11/04/2024 6:14 CH)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã trao 41 bò cái sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn...(11/04/2024 6:01 CH)

Huyện Như Xuân tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm(05/04/2024 5:56 CH)

    °