Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
523 người đã bình chọn
494 người đang online

Phát triển nông nghiệp ở Như Xuân cần những hướng đi mới mang tính đột phá

Đăng ngày 03 - 08 - 2018
100%

        Những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 trên địa bàn đạt 4.633,8 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng (36,9%) so với năm 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 17,02%, trong đó: nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình quân hàng năm 9,31%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 24 triệu đồng.

        Đặc biệt, trong cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực như: năng suất, giá trị các loại cây trồng tăng lên đáng kể, diện tích sắn, mía giảm từ 7.100ha năm 2008 xuống còn 5.050 ha năm 2017, thay thế vào đó là diện tích cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, dứa, dưa hấu…tăng từ 302 ha năm 2008 lên 826 ha năm 2017. Chương trình cải tạo vườn tạp được quan tâm chỉ đạo và đã trở thành phong trào trên địa bàn toàn huyện; sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, toàn huyện cải tạo được 400 ha vườn tạp (cây ăn quả 300 ha, các loại cây khác 100 ha). Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của nông dân đã có những chuyển biến tích cực, từ việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến chuyển từ sản xuất manh mún sang sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa.

         Đến nay toàn huyện có 255 trang trại; trong đó, trang trại chăn nuôi 141 chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, chăn nuôi dê, chăn nuôi lợn và gia cầm; 16 trang trại trồng trọt và 98 trang trại hỗn hợp. Quy mô, giá trị, thu nhập của các trang trại tăng rõ rệt: Tổng diện tích đất sử dụng của các trang trại 2.090,6 ha, tăng 300,4 ha so với năm 2008, bình quân mỗi trang trại sử dụng 8,75 ha; tổng giá trị sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt 83,9 tỷ đồng, tăng 56,9%; bình quân doanh thu mỗi trang trại đạt 351,2 triệu đồng, tăng 85%, doanh thu cao nhất là trang trại trồng cam của HTX Thành Công - Xuân Hoà, năm 2017 đạt 5 tỷ đồng, bình quân 600 triệu đồng/ha/năm. Tổng lao động làm việc thường xuyên trong trang trại 1.064 người, trong đó, lao động của chủ hộ trang trại là 543 người, lao động thuê ngoài thường xuyên 521 người, lao động thuê thời vụ 1.335 người; có 305/1064 lao động qua đào tạo, chiếm 28,66% tổng lao động.

        Trong chăn nuôi, đến nay huyện đã giảm chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ, chăn nuôi trang trại ngày càng tăng. Việc ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật được người dân quan tâm áp dụng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng được cải thiện; tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 281,2 tỷ đồng, chiếm 29,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng 165,17 tỷ đồng; chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Huyện có 141 trang trại, gia trại chăn nuôi. Tổng đàn gia súc tăng trưởng khá, đến nay đàn trâu 10.010 con, đàn bò 7.135 con, đàn dê 11.299 con, đàn lợn 14.946 con, đàn gia cầm 261 nghìn con, đến nay tăng trưởng tổng đàn đạt cao, đàn trâu bò trên 15%, đàn dê trên 30%, đàn lợn và gia cầm tăng trên 5%. Công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp được quan tâm thực hiện.

        Bên cạnh những kết quả đạt được, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế như: Tiềm năng, thế mạnh của huyện chưa được khai thác triệt để. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm; sản xuất hàng hoá còn nhỏ và phân tán; trình độ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao; Kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, thủy sản, giao thông, điện, nước còn nhiều khó khăn; Công tác quản lý sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; Số lượng doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển chậm; Tỷ lệ giảm nghèo trong các hộ sản xuất nông nghiệp thấp; Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

         Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: giá cả thị trường không ổn định, thiên tai lụt bão, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh liên tục xảy ra dẫn đến nhiều rủi ro, đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên chưa khuyến khích nông dân mạnh dạn sản xuất quy mô lớn. Cùng với đó, cơ chế chính sách chậm đổi mới, kinh phí hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, trong đó có kinh phí đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn cũng là rào cản khiến nhiều nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp.

        Với mục tiêu: Đến năm 2020 duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thuỷ sản đạt 9,5%/năm, trong đó nông nghiệp chiếm từ 68% trở lên (chăn nuôi chiếm trên 30% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp); phấn đấu đến năm 2020 nông, lâm, thuỷ sản chiếm 26%, sản lượng lương thực bình quân hàng năm 26.000 tấn trở lên. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 30 triệu đồng.

       Do vậy trong thời gian tới, huyện chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với quảng bá, duy trì và xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển nông nghiệp Như Xuân theo hướng nông nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu đặc trưng của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và quảng bá sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị trong nông nghiệp. Chính vì vậy Huyện đã đề ra một số giải pháp mang tính đột phá đó là:

         Một là: Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản gắn với nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế của từng vùng; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đổi điền, dồn thửa, tập trung ruộng đất xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nhất là đối với cây mía, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật. Xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại xã Xuân Hoà, Xuân Bình, Bãi Trành để rút kinh nghiệm và nhân rộng trên toàn huyện, từng bước hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao. Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm và thuỷ sản.

        Hai là: Chuyển diện tích trồng cây lương thực năng suất thấp sang gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo kế hoạch; hình thành các vùng chuyên canh mía theo quy mô lớn, rau quả gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

        Ba là: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 30/3/2016 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp gắn với phát triển cây ăn quả giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chú trọng và duy trì tốt phòng trào cải tạo vườn tạp, gắn với chỉnh trang nhà cửa, vườn tược, tạo cảnh quan sanh, sạch, đẹp, kinh tế vườn hiệu quả. 

        Bốn là: Tiếp tục phát huy hiệu quả của Nghị quyết số 07-NQ/HU, ngày 31/12/2013 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đến năm 2020; chú trọng phát triển chăn nuôi trâu bò và một số con đặc sản khác như: lợn cỏ, vịt bầu Thanh Quân, gà thả vườn; nghiên cứu du nhập một số giống bò phù hợp với điều kiện của huyện như bò đực sữa HF, bò BBB để phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi; chấn chỉnh hoạt động giết mổ theo hướng tập trung, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Chú trọng phát triển trang trại quy mô vừa và nhỏ như trang trại chăn nuôi trâu bò tập trung, trang trại gà liên kết theo chuỗi, trang trại chăn nuôi lợn theo hình thức gia công với Công ty CP…  

        Năm là: Tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng, bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; hàng năm phấn đấu trồng mới 1000 ha rừng, đảm bảo duy trì độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 70%. Thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai tại các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

        Sáu là: Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn; quan tâm phổ biến, hướng dẫn kiến thức tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, khắc phục nếp nghĩ, cách làm của người nông dân sản xuất nhỏ, hướng tư duy kinh tế hộ vào sản xuất hàng hóa lớn…  Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện nhà ngày một phát triển bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao./.

Một số hình ảnh về mô hình trong phát triển nông nghiệp ở huyện Như Xuân

<

Tin mới nhất

Trưởng thôn Lâm Chính gương mẫu, phát triển kinh tế(17/04/2024 4:10 CH)

Như Xuân: 40 hộ nghèo, cận nghèo xã Tân Bình được nhận bò giống sinh sản(13/04/2024 8:28 CH)

Như Xuân: Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa...(11/04/2024 6:14 CH)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã trao 41 bò cái sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn...(11/04/2024 6:01 CH)

Huyện Như Xuân tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm(05/04/2024 5:56 CH)

Hội nghị trực tuyến UBND tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố về tình hình thực hiện giải ngân...(04/04/2024 5:45 CH)

    °