Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
518 người đã bình chọn
1831 người đang online

Huyện Như Xuân quan tâm chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật và trẻ em mồ côi.

Đăng ngày 17 - 10 - 2018
100%

       Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 19/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 79-KH/HU về việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TU; tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị; đồng thời, ban hành Chỉ thị số 04-CT/HU, ngày 25/5/2006 Ban Thường vụ Huyện ủy về “Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em”.

        Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi huyện có 18 cơ sở hội; 93/184 thôn có chi hội; 92 trưởng thôn tham gia Ban Chấp hành hội các xã, thị trấn, tổng số hội viên người khuyết tật trên toàn huyện là 2.265, với 1.421 trẻ mồ côi. Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ em mồ côi từ huyện đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến người khuyết tật và tổ chức các hoạt động chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật trên địa bàn huyện. Do đó các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của các cấp, các ngành về chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật và trẻ em mồ côi đã được triển khai đầy đủ, kịp thời trên địa bàn huyện; các chương trình, kế hoạch vì người tàn tật và trẻ em mồ côi được quan tâm; các cấp, các ngành đã chăm lo toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho người tàn tật và trẻ em mồ côi khắc phục khó khăn, vươn lên hòa nhập cộng đồng; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc giúp đỡ người tàn tật và trẻ em mồ côi.

        Hằng năm, UBND huyện đều có thư kêu gọi, ủng hộ, xây dựng quỹ nhân đạo của hội được nhà nước hỗ trợ từ cấp huyện đến cấp xã 900 triệu đồng/năm; chỉ đạo các phòng chuyên môn trực tiếp quản lý, chi trả chế độ cho các đối tượng là người tàn tật và trẻ em mồ côi kịp thời; điều tra, rà soát, bổ sung số liệu tăng, giảm của các đối tượng, tổ chức tập huấn. UBND các xã, thị trấn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên quan tâm, giúp đỡ các đối tượng là người tàn tật và trẻ em mồ côi ở địa phương. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi huyện phối hợp với các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội đối với người tàn tật và trẻ em mồ côi; thông qua đó đã giúp các hội viên có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

        Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TU đã triển khai có hiệu quả chương trình bảo trợ xã hội; 125 người người có việc làm; 64 người khuyết tật được học nghề ngắn hạn; 420 người được hỗ trợ các phương tiện sản xuất kinh doanh khác; gia đình người khuyết tật được hỗ trợ 320 con bò, xây 164 nhà tình thương, hỗ trợ 164 người xây đường tiếp cận. Đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà vào các dịp lễ, tết hàng năm cho 3.000 người; trợ giúp pháp lý 1.260 người; mở các lớp tập huấn về luật người khuyết tật và luật trẻ em cho 1.300 người; tập huấn về Luật Người khuyết tật và các chính sách cho 1.300 người.

        Công tác chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng được thường xuyên thực hiện; 263 em được khám sàng lọc, phẫu thuật tim; 326 người được khám sàng lọc về mắt; 674 em khuyết tật được can thiệp sớm bằng phương pháp y học; 362 người được hỗ trợ xe lăn, xe lắc. Công tác khuyến học khuyến tài hàng năm được quan tâm thực hiện; 420 học sinh khuyết tật mồ côi được nhận học; 320 em học sinh khuyết tật, mồ côi được cấp xe đạp; 58 học sinh khuyết tật được nhận chăm sóc, đỡ đầu; 263 học sinh được nhận bàn ghế, giá sách học tập; 320 học sinh được hỗ trợ phương tiện học tập.

        Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 19/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác chăm sóc giúp đỡ người tàn tật và trẻ em mồ côi. Tiếp tục tuyên truyền để mỗi gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật; mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp người khuyết tật. Đồng thời, chỉ đạo tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức hội đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc duy trì và phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội; Tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp người khuyết tật chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi; tạo điều kiện để trẻ em mồ côi được tham gia học tập đầy đủ, biết vươn lên trong cuộc sống ./.

<

Tin mới nhất

Như Xuân chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức Lễ hội Đình Thi lần thứ V năm 2024(29/03/2024 11:20 SA)

Chi đoàn cơ quan UBND huyện tham gia tình nguyện tại xã Thanh Phong(27/03/2024 5:46 CH)

Như Xuân sôi nổi ngày hội Tiến bước lên Đoàn năm 2024(27/03/2024 5:37 CH)

Cơ quan Đảng - Đoàn thể giao lưu bóng chuyền hơi nam - nữ chào mừng 93 ngày thành lập Đoàn(26/03/2024 7:39 CH)

Lãnh đạo huyện thăm, chúc mừng Huyện đoàn nhân ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.(26/03/2024 9:41 SA)

Trường mầm non Thanh Xuân với những bữa ăn bán trú dinh dưỡng cho trẻ tại trường(26/03/2024 9:23 SA)

    °